NHỮNG MẪU GIÀY KHÔNG DÀNH CHO MẶT SÂN OUTDOOR

NHỮNG MẪU GIÀY KHÔNG DÀNH CHO DÂN CÀY CUỐC

 

Trong vô số những mẫu giày bóng rổ ở thời điểm hiện tại, dù nhiều nhưng từng mẫu giày được sinh ra để phục vụ cho từng vị trí, từng phong cách đánh cũng như sở thích, tương tự có những mẫu chỉ thể hiện tốt nhất khi được sử dụng ở đúng mặt sân (Indoor/Outdoor). Việc sử dụng chưa đúng không chỉ khiến người mang có cái nhìn sai về chất lượng thật sự của đôi giày mà còn có thể dẫn tới những điều không mong muốn sau này.

Lần này, hãy cùng RB điểm qua những mẫu giày không nên được sử dụng ở mặt sân outdoor.

 

  • Curry 8

Từng gây xôn xao trong cộng đồng với ngôn ngữ thiết kế độc lạ khi kéo phần midsole xuống làm thành traction hay nói cách khác là loại bỏ lớp đế ngoài cao su quen thuộc như các mẫu giày bóng rổ thông thường, Curry 8 từ đó mang đến khả năng bám sân tuyệt vời.

 

 

Tuy nhiên đó chỉ là khi được sử dụng trong mặt sân gỗ, sân indoor. Nếu sử dụng Curry 8 ở những mặt sân ngoài trời, đừng ngạc nhiên nếu chỉ sau vài buổi lớp đế đã có dấu hiệu bong tróc thậm chí bị lõm sâu. Phục hồi Curry 8 cũng là việc không dễ dàng vậy nên hãy cân nhắc thật kĩ.

 

  • Jordan 36

Jordan brand rất chuộng mặt vân xương cá, một loại vân tuy cũ nhưng luôn nhận được sự tin cậy. Xét về thực tế, nếu mặt sân outdoor không tệ, Jordan 36 vẫn sẽ đảm đương được vài trận nhưng về lâu dài đây vẫn không phải một sự lựa chọn hợp lí.

 

 

Lí do đơn giản là vì Jordan 36 hướng đến phục vụ tối đa cho những cầu thủ NBA, do đó họ lựa chọn chất liệu cao su mềm cũng như thiết kế vân khá nông chủ yếu mang lại cảm giác sân cùng độ bám cao hơn khi thi đấu mặt sân indoor. Nhưng đây vô tình lại không phải công thức cho những mặt sân ngoài trời.

 

  • Kobe 5 Protro

Traction từ Kobe 5 Protro không quá yếu ớt hay không thể outdoor được như Curry 8 hay Jordan 36, nhưng vẫn chắc chắn vẫn không thể xem đây là một sự lựa chọn tối ưu cho sân outdoor.

 

 

Nguyên do không hẳn nằm ở độ bền, mấu chốt nằm ở việc với mức giá ngày càng cao của những đôi Kobe đã biến đây gần như thành dòng giày casual nhiều hơn, thậm chí mang đánh indoor và nhìn nó bị mài mòn theo từng trận cũng đã là một quyết định khó khăn.

 

  • Lebron 17 / 17 Low

Dù là một trong những mẫu giày tối tân nhất của Nike nhưng Lebron 17 chưa bao giờ là sự lựa chọn khi nhắc về những mẫu giày chơi outdoor ổn.

 

 

Sở hữu vân đế không quá nông nhưng cấu thành từ cao su mềm cùng thiết kế không cho phép Lebron 17 chống chịu tốt cho mặt sân ngoài trời. Một phần nữa đến từ bộ đệm full Air cùng Zoom khiến người mang phải cẩn thận hơn rất nhiều, bởi chỉ cần lớp đế ngoài bị mòn dẫn đến ma sát nhiều vào khu vực midsole, tình trạng bể hay xịt bộ đệm hoàn toàn có thể xảy ra.

 

 

Lebron 17 Low với cấu trúc vân đế khá tương đồng từ Lebron 17, do đó dù có độ bám rất ấn tượng nhưng hiển nhiên đây cũng chẳng phải sự lựa chọn khi nhắc đến giày bóng rổ outdoor.

 

  • Lebron 18 / 18 Low

Thiết kế kết hợp giữa tốc độ cùng việc hỗ trợ sức bật không chỉ góp phần tạo nên thiết kế khác biệt mà còn mang đến một bộ traction chia nửa khá thú vị trên Lebron 19. Tuy nhiên đó lại là vấn đề khi chinh chiến ở các mặt sân outdoor.

 

 

Phần bàn chân trước với thiết kế đan lưới có thể sẽ trụ lâu hơn một chút so với phần sau chỉ mô phỏng những đốm chấm được phân chia khu vực và có phần nông. Chưa kể nhược điểm về bộ đệm Air như đã nói ở trên cũng là một điểm trừ.

 

 

Tương tự như Lebron 18 khi sở hữu cùng cấu trúc traction, mặc dù trên Lebron 18 Low phần đế ngoài khu vực bàn chân trước có cảm giác được làm cứng cáp hơn nhưng vẫn sẽ rất khó để có thể mang mẫu giày này thường xuyên trên các mặt sân outdoor.

 

  • PG 4

Đây có lẽ là mẫu giày gây tranh cãi nhất trong danh sách này khi một bộ phận người chơi cho rằng nó không thể mang chơi outdoor và những người khác thì ngược lại.

 

 

Ở PG 4, mặt đế tuy mềm nhưng với mật độ vân tương đối nhiều vẫn cho mẫu giày này khả năng chịu ma sát nhất định. Chủ yếu còn lại nằm ở mặt sân cùng tần suất chơi của chủ nhân. Do đó nhìn chung nếu để chọn PG 4 cho việc chơi outdoor rất cần chú ý mặt sân không được quá xấu cũng như không nên “cày” trên mẫu giày này. Rõ ràng vẫn chưa thể xem đây là đôi giày yên tâm để outdoor được.

 

  • PG 5

Mang trở lại vân đế huyền thoại như trên Kobe 9 với độ bám sân cực tốt, nhưng để có độ bám ấn tượng đó là sự kết hợp từ cao su mềm cùng độ nông vừa đủ. Do đó nó đi kèm nhược điểm cố hữu từ nhiều năm trước chính là traction này không hề phù hợp với sân outdoor.

 

 

Bài viết trên dựa theo quan điểm và trải nghiệm cá nhân của người viết, do đó chỉ mang tính chất tham khảo. Quyết định mua giày gì và dùng như thế nào vẫn là của bạn, tuy nhiên hãy cân nhắc thật kĩ để tìm chọn được đôi giày phù hợp nhất cho nhu cầu cùng hoàn cảnh thực tế.

Cảm ơn các bạn đã đọc và hẹn gặp lại trong những bài viết kế tiếp.